Biện pháp thi công hệ thống đèn chiếu sáng

Act Hưng Phát xin được gửi tới Quý độc giả trình tự, thủ tục xây dựng biện pháp thi công hệ thống cột đèn chiếu sangc ho khu đô thị, công trình giao thông. Kình mời Quý độc giả tham khảo để có thể xây dựng cho mình một biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm kỹ thuật công trình của mình

Nội dung chính trong bài (Ẩn)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG

1. Giới thiệu về dự án

- Tên dự án: ..............................................................
- Tên gói thầu: ..............................................................
-  Địa điểm gói thầu: ...............................................................
- Chủ đầu tư: ..............................................................
- Số điện thoại: ..............................................................  Fax: ...........................................................
- Thông tin nhà thầu: Công ty Cổ phần Act Hưng Phát
- Địa chỉ: Thôn Dục Nội, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: 0868.146.135
- Email: Acthungphat@gmail.com
Tham khảo thêm
Chỉ cần chia sẻ 10 lượt bài viết bất kỳ Quý khách sẽ nhận ngay 10 file bản world về biện pháp thi công trong công trình điện, xây dựng.
Ngoài ra chúng tôi là đơn vị phân phối rất nhiều loại vật tư điện Quý khách có thể tham khảo về giá

2. Giới thiệu về hệ thống chiếu sáng của dự án.

Đây chính là phần thuyết minh của dự án. Act Hưng Phát xin phép lấy thuyết minh của 1 dự án mà Act Hưng Phát đã từng thi công để làm ví dụ

2.1 Đoạn từ đường Nguyễn Văn Cừ đến cầu Mương Củi

-   Cách bố trí đèn: bố trí các trụ đèn đối xứng hai bên đường, trụ lắp trên vỉa hè, mỗi trụ gồm 1 đèn chiếu sáng, cao độ lắp đèn 10m, sử dụng đèn LED 106W tiết kiệm năng lượng, sử dụng bộ đèn điều khiển tiết giảm 5 cấp công suất, khoảng cách trung bình giữa 2 trụ đèn là 35m.
-   Cách đi cáp nguồn: kéo ngầm dọc theo vỉa hè tuyến đường.
-   Cách cung cấp nguồn điện, điều khiển đóng mở đèn: Cung cấp nguồn và đóng mở đèn thông qua tủ điều khiển chiếu sáng chuyên ngành. Tủ điều khiển chiếu sáng sẽ được lắp đặt gần vị trí trụ trụ hạ thế điện lực hoặc tại vị trí thích hợp.
2.2 Đoạn từ cầu Mương Củi đến cầu Trần Hoàng Na
-   Cách bố trí đèn: bố trí các trụ đèn đối xứng hai bên đường, trụ lắp trên vỉa hè, mỗi trụ gồm 1 đèn chiếu sáng, cao độ lắp đèn 10m, sử dụng đèn LED 122W tiết kiệm năng lượng, sử dụng bộ đèn điều khiển tiết giảm 5 cấp công suất, khoảng cách trung bình giữa 2 trụ đèn là 35m.
-   Cách đi cáp nguồn: kéo ngầm dọc theo vỉa hè tuyến đường.
-   Cách cung cấp nguồn điện, điều khiển đóng mở đèn: Cung cấp nguồn và đóng mở đèn thông qua tủ điều khiển chiếu sáng chuyên ngành. Tủ điều khiển chiếu sáng sẽ được lắp đặt gần vị trí trụ trụ hạ thế điện lực hoặc tại vị trí thích hợp.

2.3 Tổng hợp các số liệu thiết kế và hệ thống đèn chiếu sáng

- Căn cứ các điều kiện chọn lựa trên, phương án bố trí đèn chiếu sáng sẽ thể hiện rõ trên bản vẽ mặt bằng với các số liệu chính như sau:
- Tổng số đèn đường phố sử dụng:
+ Đèn đường, LED 122W: 78 bộ
+ Đèn đường, LED 106W: 90 bộ
+ Đèn đường, LED 75W: 16 bộ
+ Tổng số tủ điều khiển chiếu sáng lắp đặt: 3 tủ
+ Tổng công suất lắp đặt: P = 21,47 kW.
- Trụ thép sử dụng:
+ Lắp đặt mới 16 trụ thép tráng kẽm cao 7m dày 3,5mm, cần đèn đơn cao 2m vươn 1,5m  dày 3mm, góc nghiên 10 độ.
+ Lắp đặt mới 144 trụ thép tráng kẽm cao 8m dày 4,0mm, cần đèn đơn cao 2m vươn 1,5m  dày 3mm, góc nghiên 10 độ.
+ Lắp đặt mới 12 trụ thép tráng kẽm cao 8m dày 4,0mm, cần đèn đôi cao 2m vươn 1,5m  dày 3mm, góc nghiên 10 độ.
- Về lưới nguồn cung cấp: Sử dụng cáp ngầm (Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC) 4x10mm2 - 0,6/1kV và (Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC) 4x16mm2 - 0,6/1kV kéo rãi ngầm dọc tuyến thiết kế để cấp nguồn cho đèn chiếu sáng đường. Cáp khi đấu nối được cân bằng tải cả 3 pha để nâng cao tính ổn định của hệ thống điện, an toàn trong vận hành, sử dụng, đồng thời giảm tối thiểu tổn hao trên lưới điện.
- Về tủ điều khiển chiếu sáng: Lắp đặt mới 03 tủ điều khiển chiếu sáng cấp nguồn và đóng mở hệ thống chiếu sáng công cộng. Vỏ tủ làm bằng vật liệu Composite, bền có khả năng chống lão hóa cao đối với các tác động của môi trường.Tủ điều khiển được lắp đặt thêm các RCCB bảo vệ dòng rò, MCCB để tăng cường bảo vệ ngắn mạch, MCB bảo vệ pha từng nhánh đèn. Toàn bộ tuyến đèn được tiếp địa tại trụ và cuối lưới theo bản vẽ thiết kế để đảm bảo tính an toàn cho hệ thống chiếu sáng trong lúc vận hành (Vị trí các tủ điều khiển chiếu sáng xem bản vẽ số: CS-2602).
- Về cung cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng: Các tủ điều khiển hệ thống chiếu sáng cung cấp nguồn và lấy nguồn từ tủ hạ thế. Vị trí đấu nối sẽ được xác định khi lưới điện hạ thế dọc tuyến đường đầu tư hoàn thiện cùng với dự án. (Đơn vị thi công có trách nhiệm liên hệ với điện lực địa phương về cung cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng).
- Về ống HDPE xoắn: Phương án kỹ thuật lắp đặt ống HDPE xoắn màu cam Ø65/50 dày 1,7mm trên vỉa hè sẽ được chọn lựa như sau: Hệ thống ống HDPE xoắn màu cam Ø65/50 dày 1,7mm này sẽ được kéo rải dọc tuyến trên vỉa hè, bên trong có đặt sẵn dây mồi dùng để kéo cáp ngầm chiếu sáng.
- Về hệ thống tiếp địa an toàn: Sử dụng cáp điện Cu 25mm² kéo liên hoàn kết nối các trụ đèn kim loại và tủ điều khiển ngầm với nhau, cáp điện Cu 25mm² liên kết với cọc tiếp địa bằng liên kết hàn hóa nhiệt, đầu còn lại bấm đầu cốt bắt vào thân trụ hoặc bản điện tủ điều khiển, tại mỗi trụ đèn kim loại và mỗi tủ điều khiển ngầm đóng 1 cọc tiếp địa

PHẦN 2: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

I. NHÂN LỰC VÀ THIẾT BỊ

1. Về nhân lực:

- Nhà thầu bố trí đầy đủ cán bộ có năng lực kinh nghiệm, đủ sức khỏe để đảm bảo tốt chức vụ thi công từ khâu chỉ đạo, quản lý giám sát đến thí nghiệm tại hiện trường.
- Công nhân bố trí tay nghề cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, để công trình đạt chất lượng về mỹ thuật và tiến độ thi công đề ra.
- Nhân công vận hành máy, thiết bị, nhà thầu bố trí công nhân lành nghê được tuyển trọn, có kinh nghiệm thi công nhiều công trình tương tự
- Nhân sự chủ yếu như sau
STT Họ và tên Chức vụ Trình độ học vấn Số năm kinh nghiệm
I Ban chỉ huy
1 Nguyễn Văn A Chỉ huy trưởng Đại Học 10 năm
2 Nguyễn Văn B Cán bộ kỹ thuật Đại học 5 năm
3 Nguyễn Văn C Kỹ sư điện Đại học 3 năm
4 Nguyễn Văn D Cán bộ QC Đại học 5 năm
II Công nhân phục vụ thi công
1 Trần Văn A Công nhân lái máy Công nhân bậc 3 2 năm
2 Trần Văn D Công nhân kỹ thuật điện Công nhân bậc 4 5 năm
3 Trần Văn C Công nhân phụ nề Công nhận bậc 3 5 năm
Nhân sự phục vụ thi công ở các dây chuyền thi công khác nhau được bố trí và sắp xếp theo kế hoạch thi công cụ thể, luân chuyển máy móc thiết bị một cách hợp lý.

2. Về thiết bị:

- Bố trí thiết bị, máy móc thi công đủ về chủng loại, hợp lý là vấn đề quan trọng, chất lượng thiết bị tốt, năng suất cao để đáp ứng được tiến độ, chất lượng công trình.
- Tất cả thiết bị, máy móc cần thiết cho dây chuyền thi công phải tuân thủ theo quy định, nằm trong trương trình điều hành chất lượng dưới sự giám sát của kỹ sư
- Các máy móc thi công chủ yếu: Nhà thầu sẽ đưa vào tham gia thi công công trình các loại máy thiết bị, máy móc thi công đúng chủng loại, phù hợp về công suất. Luôn đảm bảo hệ số sẵn sàng cao. Các thiết bị kiểm tra, đo đếm được kiểm định chất lượng.
- Bảng kê máy móc phục vụ công trình
STT Tên máy móc Mã hiệu Số lượng Hãng/Xuất xứ Số năm khấu hao còn lại
1 Máy trộn bê tông 250l MT250 1.0 Lạc Hồng/việt Nam 5 Năm
2 Máy hàn HT150 2.0 Quick/Trung Quốc 5 Năm
3 Kìm thủy lực Q200 1.0 Trung Quốc 2 Năm
4 Máy múc ...... 1.0 Trung Quốc 5 Năm
5 Cầu tự hành ...... 2.0 Trung Quốc 7 Năm
6 ......... ....... ....... ...... .......
Chú ý: Tùy thuộc vào từng yêu cầu của chủ đầu tu mà nhà thầu tự có các loại máy móc đáp ứng yêu cầu của gói thầu

II. ĐIỆN NƯỚC TRONG THI CÔNG

1. Điện thi công

- Để đảm bảo luôn có điện phục vụ thi công chúng tôi dự kiến 2 phương án
** Phương án 1: Sử dụng nguồn điện lưới của địa phương.
+ Căn cứ vào tình hình thực tế của công trường nahf thầu đưa ra giải pháp câu đấu điện cho phù hợp để có nguồn điện sử dụng
** Phương án 2: Sử dụng máy phát điện của nhà thầu phát điện
+ Nhà hầu trang bị 1 máy phát điện công suất 300kVA chạy dầu điezen để cấp điện cho những tuyến không có điện hoặc trong trường hợp sự cố mất điện.

2. Điện thi công

- Để có đủ nguồn nước phục vu công trường, nhà thầu căn cứ vào tình hình thực tế để nêu ra phương án cung cấp nước. Ví dụ như bình tích nước bao nhiêu? lấy nước ở đâu? tự khoan giếng hay mua nước sạch...

III. VẬT TƯ VẬT LIỆU

Đây là phần vật tư vật liệu công ty Cổ phần Act Hưng Phát đã cung cấp cho dự án, để có 1 biện pháp thi công hoàn chỉnh các bạn căn cứ vào vật liệu yêu cầu thực tế để xây dựng 1 biện pháp hoàn chỉnh cho chính mình

1. Đèn đường led 75W (HPL-75)

Kích Thước : 674 x 436 x 132 mm
Diện tích cản gió: 0,115 m²
Khối lượng :  12 kg
Công suất :  75 W
Hiệu suất :  116 lm/W
Quang thông bóng LED: 10.300 lm
Quang thông bộ đèn: 8.700 lm
Nhiệt độ màu: 4000K
CRI :  ≥70
Điều khiển đèn: Lập trình thay đổi độ sáng 5 cấp
Tuổi thọ :  L90, 100,000h
Bảo hành :  5 năm
Vật liệu thân đèn: Nhôm đúc áp lực
Vật liệu kính quang học: Thấu kính chống lão hóa, tráng lớp kính cường lực dày 5mm
Độ kín bộ đèn: IP66
Độ chịu va đập của kính đèn: IK09
Domino đấu nối điện: Bằng nhựa cao áp Poloamid có độ chịu nhiệt đến 1300C.
Điện áp :  230V- 50Hz
Tiêu chuẩn chứng nhận : CE, ENEC, LM-80, ANSI

2. Đèn đường led 100W (HPL-100)

Kích thước đèn : 674 x 436 x 132 mm
Diện tích cản gió: 0.115 m²
Khối lượng :  12 kg
Công suất :  106 W
Hiệu suất :  107 lm/W
Quang thông bóng LED: 13.400 lm
Quang thông bộ đèn: 11.300 lm
Nhiệt độ màu: 4000K
CRI :  ≥70
Điều khiển đèn: Lập trình thay đổi độ sáng 5 cấp
Tuổi thọ :  L80, 100.000h
Bảo hành :  5 năm
Vật liệu thân đèn: Nhôm đúc áp lực
Vật liệu kính quang học: Thấu kính chống lão hóa, tráng lớp kính cường lực dày 5mm
Độ kín bộ đèn: IP66
Độ chịu va đập của kính đèn: IK09
Domino đấu nối điện: Bằng nhựa cao áp Poloamid có độ chịu nhiệt đến 1300C.
Điện áp :  230V- 50Hz
Tiêu chuẩn chứng nhận : CE, ENEC, LM-80, ANSI

3. Đèn đường led 150W (HPL-150)

Kích Thước : 900 x 438 x 135 mm
Diện tích cản gió: 0.176 m²
Khối lượng :  18 kg
Công suất :  150 W
Hiệu suất :  117 lm/W
Quang thông bóng LED: 17.300 lm
Quang thông bộ đèn: 14.300 lm
Nhiệt độ màu: 4000K
CRI :  ≥70
Điều khiển đèn: Lập trình thay đổi độ sáng 5 cấp
Tuổi thọ :  L90, 100.000h
Bảo hành :  5 năm
Vật liệu thân đèn: Nhôm đúc áp lực
Vật liệu kính quang học: Thấu kính chống lão hóa, tráng lớp kính cường lực dày 5mm
Độ kín bộ đèn: IP66
Độ chịu va đập của kính đèn: IK09
Domino đấu nối điện: Bằng nhựa cao áp Poloamid có độ chịu nhiệt đến 1300C.
Điện áp :  230V- 50Hz
Tiêu chuẩn chứng nhận : CE, ENEC, LM-80, ANSI

4. Cáp luồn cần đèn

- Kết cấu cáp: Cu/XLPE/PVC 0,6/1kV 3x2.5mm2
- Xuất xứ: Cadisun
- Tiêu chuẩn chung: TCVN 5935-1995 (IEC 60502-1)
- Tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm: ISO 9001:2000

5. Cáp điện Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 0,6/1kV 4x10mm2

- Tiêu chuẩn áp dụng chung: TCVN 5935-1995 (IEC 60502-1)
- Tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm: ISO 9001:2000

6. Cáp điện Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 0,6/1kV 4x16mm2

- Tiêu chuẩn áp dụng chung : TCVN 5935-1995 (IEC 60502-1)
- Tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm: ISO 9001:2000

7. Cột đèn cao 7m

STT Chỉ tiêu Thông số Ghi chú
1 Hãng/Xuất xứ Hưng Phát/Việt Nam  
2 Chiều cao cột đèn 7m ± 10mm  
3 Bề dày thân trụ 3,5mm ± 0,05mm  
4 Đường kính ngoài đáy trụ 144mm ( ± 2mm)  
5 Đường kính ngoài đầu trụ 76mm ( ± 2mm)  
6 Đế trụ 300mm x 300mm  
7 Lực kéo đầu trụ >150/Kg  
8 Phương pháp mạ  Nhúng kẽm nóng, chiều dày lớp mạ trung bình ≥ 80µm.  

8. Cột đèn cao 8m Act Hưng Phát

STT Chỉ tiêu Thông số Ghi chú
1 Hãng/Xuất xứ Hưng Phát/Việt Nam  
2 Chiều cao cột đèn 8m ± 10mm  
3 Bề dày thân trụ 3,5mm ± 0,05mm  
4 Đường kính ngoài đáy trụ 144mm ( ± 2mm)  
5 Đường kính ngoài đầu trụ 76mm ( ± 2mm)  
6 Đế trụ 300mm x 300mm  
7 Lực kéo đầu trụ >150/Kg  
8 Phương pháp mạ  Nhúng kẽm nóng, chiều dày lớp mạ trung bình ≥ 80µm.  

9. Cần đèn chiếu sáng Act Hưng Phát

STT Chỉ tiêu Thông số Ghi chú
1 Hãng/Xuất xứ Hưng Phát/Việt Nam  
2 Cần cao 2m  
3 Cần vươn 1,5m  
4 Bề dày vật liệu 3mm  

10. Ống xoắn HDPE 

- Xuất sứ: Sản phẩm phải có phiếu xuất xưởng
- Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 9535:1995, TCVN 7434:2004, TCVN 7997:2009, KSM 3413 : 1995, ASTM D1525:1996
- Tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm: ISO 1452-2:2009, ISO 3127: 1980
- Những đặc tính kỹ thuật
STT Chỉ tiêu Thông số Ghi chú
1 Vật liệu HDPE  
2 Chiều dài 1 cuộn ống 100 ÷ 200 m  
3 Đường kính ngoài 65 ± 2,5 mm  
4 Đường kính trong 50 ± 2,5mm  
5 Độ dày thành ống 1,7 ± 0,3mm  
6 Bán kính uốn cong ≥ 200mm  
7 Điện áp đánh thủng > 40 kV  
8 Nhiệt độ làm việc -60 ÷ + 600C  
9 Độ bền kéo đứt  ≥ 1651 N/cm²  
10 Độ bền hóa chất không phai màu  

10. Tủ điều khiển chiếu sáng PLC 50A

10.1 Phần vỏ tủ
- Tủ có kích thước: 480x775x324mm làm bằng vật liệu nhựa composite.
- Tủ chia làm 2 ngăn:
+ Ngăn gắn thiết bị điều khiển đèn chiếu sáng: (kích thước: 478x320x324mm)
+ Ngăn gắn điện kế đo đếm: (kích thước: 478x455x324mm
10.2 Phần thiết bị điều khiển
- Thiết bị lắp trong tủ:
STT Tên sản phẩm Hãng ĐVT Số lượng
1 MCCB 3P-50A-10KA-230V/400V LS Cái 1,0
2 MCCB 3P-10A-10KA-230V-400V LS Cái 1,0
3 MCCB 1P-30A-10KA-230V LS Cái 6,0
4 RCCB 4P-100A-10KA-415V  LS Cái 1,0
5 Contactor 3P-40A-230V/400V  LS Cái 2,0
6 Logo RC 230 (PLC) LS Cái 1,0
7 Bộ khống chế điện áp (175-245V) Andeli Cái 1,0
8 Đèn báo 5A-220V Molevi Cái 5,0
9 Công tắc xoay 5A-250V Molevi Cái 1,0
- Thiết bị điều khiển chính của tủ:
Điện áp cung cấp: 85V ¸ 220V.
Công suất tiêu thụ: 3W.
Thời gian nhớ dữ liệu khi mất điện: 80 giờ.
Số đầu vào / đầu ra có sẵn: 6DI / 4DO.
Có đồng hồ thời gian thực.
Phương thức hoạt động của tủ:
Được lập trình trên máy vi tính hoặc Logo (hoặc PLC tương đương) với các chức năng sau:
Tủ phải có chế độ thao tác tay để phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng.
Tủ phải tiếp đất bảo đảm an toàn cho người vận hành, bảo dưỡng

PHẦN 3: BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT

- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kế và đặc điểm địa hình xây lắp công trình nhà thầu chọn phương án thi công xây lắp công trình bằng cơ giới trên các xe chuyên dùng. Không bố trí kho bãi tập kết vật tư tại hiện trường. Các hạng mục thi công tới đâu gọn tới đó. Vật liệu, đất cát thừa được dọn sạch và hoàn trả mặt bằng ngay khi thi công xong từng hạng mục.

1. Nhận tuyến, cắm các tim móng cột, xác định vị trí đặt tủ:

- Sau khi nhận các mốc cao độ và toạ độ chuẩn do Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế bàn giao, Nhà thầu sẽ có trách nhiệm đo đạc kiểm tra lại các mốc xác định vị trí các hạng mục công trình chủ yếu. Trường hợp phát hiện có sai lệch khác với mốc đã giao, Nhà thầu chúng tôi sẽ kịp thời thông báo ngay cho Chủ đầu tư và đơn vị khảo sát thiết kế để có biện pháp kiểm tra và hiệu chỉnh kịp thời.
- Trình tự thực hiện như sau:
+ Dùng máy kinh vỹ để ngắm, cắm cọc tim mốc các móng cột trung gian, các mốc để định vị.
+ Để định vị chính xác tim vị trí cột cần cắm các mốc sau:
+ Mốc tim móng cột.
+ Các cột mốc để định vị tim móng trong quá trình thi công, được cắm xa tim móng từ 5-6m.
+ Các cột mốc bằng thép vuông 10x10 mm dài 40 cm, có đánh dấu bằng sơn màu và được đóng thẳng đứng, chỉ để nhô lên mặt đất 7-10cm, đảm bảo không làm sai lệch tim móng trong quá trình thi công.
+ Trong quá trình đào hố móng phải căn cứ vào các mốc ngoài hố móng để xác định đúng tâm hố đào, đánh dấu phạm vi đào.
+ Trong khi ghép cốt pha để đúc móng phải dùng dây căng giữa các mốc để xác định đúng tâm móng cột khi đúc bê tông. Tuyệt đối không được làm xê dịch các mốc và tim của móng cột.

2. Biện pháp thi công đào rãnh cáp, lắp đặt ống nhựa xoắn, rải cáp ngầm:

- Rãnh cáp qua đường sẽ được đào và đặt ống nhựa xoắn bảo vệ cáp trước khi thi công bề mặt đường. Khi đào xong đặt ống nhựa xoắn qua đường và lấp hoàn trả phần mặt đường để đảm bảo cho nhà thầu thi công đường được thi công. Rãnh cáp dọc tuyến được đào thủ công, cáp điện được đặt trong ống nhựa xoắn bảo vệ.  
- Cáp trước khi rải được đo thử độ cách điện bằng Megomet. Cáp ngầm được đặt trong ống nhựa xoắn rải giữa lớp đất mềm không được lẫn đá, sỏi, tạp chất, sau đó được tưới nước đầm chặt. Trong quá trình rải cáp, cuộn cáp được để trên giá quay ra cáp, để tránh chày xước vỏ cáp. Sau cùng được lấp đất đầm chặt và dọn vệ sinh. Do cáp cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng là cáp ngầm nên tuyệt đối yêu cầu Nhà thầu không được nối cáp trong phạm vi khoảng cách 2 cột. Các đoạn cáp thừa phải bỏ đi hoặc dùng đối với các khoảng cột ngắn.
- Tại mỗi vị trí cột đèn cáp được để thừa thêm luồn vào tới cửa cột.
- Do hạng mục rải cáp tiến hành sau hạng mục trồng cột nên Nhà thầu có điều kiện đo đạc chính xác từng khoảng cột. Cáp cho từng khoảng cột sẽ được cắt bằng chiều dài khoảng cột + chiều dài cáp lên cột. Sau đó cáp được luồn vào trong ống nhựa trên mặt bằng và tiến hành đặt ống có cáp bên trong xuống rãnh cáp.

3. Biện pháp thi công móng cột, lắp dựng cột đèn:

3.1. Thi công móng cột:
a, Đào hố móng:
- Mặt bằng hố móng:
- Diện tích mặt bằng cần có để tập kết cát, đá dăm vật liệu đúc móng và mặt bằng đặt máy trộn trộn bê tông như sau:
+ Mặt bằng cho tập kết cát, đá (sỏi): 10-15 m2 (tuỳ theo khối lượng vật liệu cho từng vị trí móng).
+ Mặt bằng cho thi công: 10-12 m2.
+ Mặt bằng được san ngay sát mép hố móng (sau khi đào) và có vị trí hợp lý để thi công đúc móng tiện lợi nhất.
+ Đất đào móng phải được đổ gọn, tập trung, thuận tiện cho lấp đất móng, đảm bảo không gây khó khăn cho thi công các bước tiếp theo và tránh sụt xuống hố móng.
 - Chiều sâu hố móng:
Căn cứ hồ sơ thiết kế chiều sâu từng loại móng có kích thước khác nhau, chiều sâu hố móng được xác định như sau:
+ Khi thi công đào móng đã đạt đến độ sâu theo thiết kế: Nếu phát hiện nền đất móng quá yếu hoặc lầy sụt phải báo ngay cho kỹ thuật Bên A để lập biên bản xác nhận và phải đào đến độ sâu có cường độ của đất loại III mới được dừng.
+ Trường hợp đào sâu thêm đến 0,5-1m mà đất vẫn quá yếu thì phải ngừng thi công và báo cho Bên A
+ Đơn vị thiết kế, đề nghị dịch chỉnh dọc tuyến hoặc có theo phương án xử lý của Bên thiết kế.
Kích thước hố móng:
+ Chiều rộng đáy móng = chiều rộng của phần bê tông lót móng + 10 cm về mỗi phía
+ Độ vát mép hố móng  = Chiều sâu hố móng  x Hệ số vát mép.
- Móng cột sau khi đào xong phải được nghiệm thu nội bộ đơn vị thi công, sau đó mới nghiệm thu với giám sát kỹ thuật Bên A. Các hố móng sau khi được nghiệm thu phải đạt các yêu cầu kỹ thuật mới được phép chuyển bước thi công.
+ Hố móng cột được đào thủ công, hố được đào đúng kích thước theo bản vẽ thiết kế. Sau khi đào đất hố móng đã được Tư vấn giám sát hiện trường nghiệm thu, Đơn vị thi công phải tiến hành ngay công tác đổ bê tông móng để tránh sụt lở các vách đất hố móng. 
b, Thi công đổ bê tông móng cột:
- Các hố móng sau khi được nghiệm thu và đạt yêu cầu thiết kế kỹ thuật mới được tiến hành thi công đúc móng. Trình tự kỹ thuật thi công đúc móng như sau:
+ Đổ lót móng
+ Lắp cốt pha
+ Đổ bê tông móng
- Bảo dưỡng bê tông theo đúng thời gian và quy trình yêu cầu.
- Tháo dỡ cốt pha.
- Nghiệm thu móng và lấp đất móng đến cao độ thích hợp.
- Đổ lót móng:
+ Dọn sạch đáy móng, ghép cốt pha và cho đúc bê tông lót móng theo đúng kích thước: rộng, dài, chiều dày. Đầm kỹ bê tông, sau khi kết thúc không láng trơn bề mặt phần bê tông lót, nhằm tạo liên kết tốt với phần thân móng cột.
 c, Thi công lắp ghép cốt pha:
- Cốt pha định hình cho từng loại móng và được gia công trước. Đối với cốt pha lỗ chân cột dùng tôn dày 1,5-2 mm, lốc tròn, côn theo kích thước gốc cột ( có tính thêm khe hở để chèn bê tông ); bên trong cần hàn các gân tăng cường để chắc chắn và có quai xách.
-  Mặt ván cốt pha tiếp xúc với bê tông phải được bào nhẵn, ghép kín các mối ghép, các khe hở và được bôi dầu nhớt chống dính trước khi đổ bê tông.
- Cốt pha được chống xê dịch vị trí một cách chắc chẵn bằng các cây chống , liên kết với các cây chống bằng đinh đỉa thép đ/k 10-12mm. Chân đế cây chống được cố định, chống trượt vào vách hố móng bằng cọc thép đ/k 12-14mm. Dùng dây căng tim để định vị chính xác tâm móng cột và phải được thường xuyên theo rõi trong quá trình đổ bê tông ( ít nhất là 2 dây căng tim ).
- Cốt pha chỉ được tháo sau khi bê tông móng đạt được độ ổn định, cường độ bê tông đạt từ 50% trở lên ( sau 5-7 ngày ).
d, Thi công đổ bê tông móng:
- Sau khi đã ghép hoàn thiện cốt pha và cốt thép ta tiến hành đổ bê tông. Trước khi đổ bê tông cần làm sạch vệ sinh mặt bê tông lót và tưới nước làm ướt mặt cốt pha.
- Trộn bê tông trong thùng trộn và vận chuyển đổ vào vị trí bằng xô tôn hoặc ky tôn. Lớp nối giữa bê tông móng và lót được đổ một lớp xi măng lỏng đậm đặc để tạo mạch nối.
- Trong khi đổ bê tông cần rải đều vữa, từng lớp dày 20cm và đầm thật kỹ bằng máy đầm dùi loại gắn động cơ nổ 1,5kW. Các vị trí góc, ke cần dùng đầm tay (thép thanh đ/k 16-18mm). Chú ý kiểm tra cốt pha, vị trí tim móng cột thường xuyên để đảm bảo không sai lệch tim móng.
- Sau khi đổ xong bê tông cần làm phẳng bề mặt và xoa nhẵn bề mặt. Bê tông sau khi đổ được 4-6 giờ, ta tiến hành tưới nước bảo dưỡng bê tông. Quá trình bảo dưỡng bê tông được tuân thủ theo quy trình kỹ thuật của loại xi măng được sử dụng.
- Lấp đất móng cột và đắp móng:
+ Móng cột sau khi được nghiệm thu kỹ thuật A-B, nếu đạt các yêu cầu kỹ thuật thì được phép lấp móng. Khi lấp móng tuân thủ theo yêu cầu sau:
+ Đất để lấp móng phải không được lẫn rác, rễ cây, không dùng đất mùn, đất màu để lấp. Tốt nhất là dùng đất có trộn lẫn 15-20% sỏi, dăm. Trước khi lấp cần tưới nước làm ẩm đất.
+ Lấp đất thành từng lớp dày 20 cm tưới nước và dùng đầm sắt đầm kỹ, hệ số đầm nén đạt K=0,95 trở lên. Tuyệt đối không được đổ thành lớp dày, hoặc không đầm.
+ Trước khi dựng cột chỉ được đắp đến chiều cao cách mặt bê tông 5-10cm; phần còn lại được đắp sau khi dựng cột.
+ Các móng sau khi đã dựng cột và được nghiệm thu A-B ta tiến hành lấp phần đất móng còn lại và đắp đất móng cột.
+ Kích thước phần đắp đất theo bản vẽ thiết kế đắp đất móng cột; các yêu cầu về đất và quy trình đắp như ở phần lấp đất.
3.2. Thi công lắp dựng cột đèn:
- Sau khi đổ bê tông hố móng cột ³ 72h. Đơn  vị thi công có thể tiến hành lắp dựng cột thép. Tiến hành dựng cột bằng cẩu trục bánh lốp ADK hoặc các cẩu tự hành có tải trọng cẩu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra.
- Vận chuyển tập trung cột bằng xe Sơmi rơmooc từ kho sản chứa vật tư đến bãi để vật tư đã qui định.
- Khi các vị trí móng trên tuyến đổ bê tông đủ tuổi 72h sẽ dùng cẩu ADK bánh lốp, xe Sơmirơmoóc cẩu chở cột từ bãi tập kết ra các vị trí dựng theo đúng tiến độ, cột này được để trên xe và sẽ lần lượt được đưa tới từng vị trí móng cột.
- Xe cẩu phải kiểm tra lại dây cáp cẩu, móc cẩu và cáp cẩu vào cột phải chắc chắn, an toàn mới ra lệnh cho công nhân vận hành cẩu nhấc cột lên khỏi mặt đất. Khi thi công chỉ huy trưởng phải luôn luôn có mặt tại công trường, chỉ huy công nhân thi công đúng theo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Mọi cá nhân đang thi công phải tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trình.
- Quá trình dựng cột được ôtô cẩu bánh lốp phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật cần thiết để tiến hành thi công. Quá trình cẩu cột phải đảm bảo không để ảnh hưởng đến ôtô qua lại trên tuyến. Sau khi căn chỉnh từng bulông công tại các vị trí móng cột bằng Nivô nước thật thăng bằng thì cột được nâng bằng xe cẩu theo phương thẳng đứng và điều khiển đặt vào hệ thống bulon móng cột bằng tay, khi cột được định vị chắc chắn trong đế cột, tiến hành kiểm tra độ thẳng cột bằng quả dọi, điều chỉnh độ thẳng đứng cột bằng hệ thống các vít trên thân đế cột sau khi cột đạt độ thẳng đứng thì dừng lại và bắt chặt các bulon vào khung móng.
- Trong thi công dựng cột cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, đặc biệt là công tác an toàn. Cụ thể như sau:
+ Công nhân dựng cột bắt buộc phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật và được đào tạo kỹ về quy trình kỹ thuật số thợ chính phải có trình độ bậc 3 bậc 4. Các thợ phụ cũng phải được huấn luyện để nắm được quy trình.
+ Công tác chuẩn bị dựng cột phải được chuẩn bị kỹ: Các mối buộc, các mối nối, các chốt và các thiết bị dựng phải được kiểm tra thật kỹ, đặc biệt là cáp kéo nếu đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn mới được sử dụng. Phải thống nhất các tín hiệu chỉ huy với toàn bộ tổ dựng cột, các bộ phận phải đứng đúng vị trí và thao tác đồng bộ, đúng trình tự và tín hiệu chỉ huy đã thống nhất. Tránh các va chạm, các thao tác giật cục, đặc biệt là không gây va chạm mạnh vào móng cột (vì có thể gây vỡ bê tông móng). Thao tác trong dựng cột phải tuần tự và nhịp nhàng.
- Trong quá trình dựng cột cần dựng biển báo công trường đang thi công và các công nhân đang thi công dựng cột phải đứng ngoài bán kính, chiều dài của cột khi cột được nhấc khỏi mặt đất, chỉ chỉnh cột khi có lệnh của người chỉ huy.
Chú ý giải phóng mặt bằng trên không trước khi dựng cột, tránh gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
3.3. Biện pháp thi công cần đèn và đèn chiếu sáng:
- Cần đèn chiếu sáng sau khi được nghiệm thu đạt yêu cầu sẽ được tiến hành lắp đặt. Cần đèn sau khi lắp lên trên cột phải đảm bảo thẳng đứng, đúng hướng như trong thiết kế, không được nghiêng ngả, các bulông, ốc vít phải được bắt chặt vào thân cột.
- Để lắp đặt các phụ kiện đó cần phải có các dụng cụ để kéo lên vị trí lắp: dây thừng ni lông, pu ly nhôm ...
- Sau khi cần đã được lắp đặt vào các vị trí như trong hồ sơ thiết kế và các choá đèn chiếu sáng đã được chủ đầu tư và tư vấn giám sát nghiệm thu chất lượng đủ tiêu chuẩn đưa vào lắp đặt sẽ tiến hành lắp các choá đèn chiếu sáng đủ điều kiện đưa vào lắp đặt lên trên cột đèn và các loại cần đèn. Trình tự công việc cụ thể như sau:
- Đèn chiếu sáng đã được lắp bóng đèn theo đúng công suất thiết kế sẽ được đấu dây đèn vào đèn chiếu sáng và được cố định vào đèn bằng chi tiết kẹp giữ có sẵn trong đèn;
- Dùng dây mồi luồn dây lên đèn từ đầu cần đèn qua lỗ luồn dây lên đèn ở trên cần để đấu vào cáp cấp nguồn ;
3.4. Công tác thi công tiếp địa:
- Đào rãnh tiếp địa đảm bảo độ sâu theo thiết kế.
- Dây tiếp địa trước khi rải phải được nắn thẳng. Cọc tiếp địa được đóng trực tiếp xuống rãnh sau khi đã đạt độ sâu, dùng máy hàn hàn dây tiếp địa vào đầu cọc.
- Lấp đất rãnh tiếp địa: đất lấp rãnh dây tiếp địa không được lẫn đá, sỏi, tạp chất. Được tiến hành lấp từng lớp dày từ 15-20 cm, tuới nước và đầm kỹ. Yêu cầu về đất đắp và quy trình thực hiện đắp rãnh tiếp địa như đắp móng cột. Các rãnh tiếp địa sau khi đắp đất đến mặt đất khởi thuỷ và đầm chặt, ta tiến hành tưới đẫm nước để giữ ẩm cho đất; đảm bảo trị số điện trở của đất như đất nguyên thuỷ.
- Trị số điện trở tiếp địa đạt yêu cầu so với thiết kế, khi đo các vị trí không đảm bảo trị số điện trở theo yêu cầu, nhà thầu sẽ báo cơ quan thiết kế, chủ đầu tư biết để tiến hành bổ sung tiếp địa đến khi đạt chỉ số điện trở cho phép.
3.5. Lắp đặt tủ điện:
- Tủ điện được kiểm tra trước khi đặt vào các vị trí. Sử dụng công nhân điện bậc cao đấu nối theo đúng sơ đồ nguyên lý, phân lộ và phân pha chiếu sáng theo hồ sơ thiết kế. Chú ý kiểm tra các vị trí đấu nối, tránh tình trạng tiếp xúc điện kém và chạm chập.
3.6. Đấu nối, kiểm tra toàn tuyến:
- Bảng điện cửa cột sẽ được lắp vào bên trong thân cột tại vị trí đã được bố trí sẵn và được lắp ngay ngắn, chắc chắn đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành sau này.
- Các điểm đấu nối cáp được công nhân kỹ thuật bậc 4; 5/7 thực hiện. Đầu cáp được bóc và ép các loại đầu cốt theo đúng tiết diện cáp (Được ép chặt bằng kìm chuyên dùng)
- Các điểm nối cáp được đấu chắc chắn và trước khi đấu lên đèn được kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng, kiểm tra cách điện cáp bằng Megomet.
- Hệ thống tiếp địa sau khi lắp đặt hoàn chỉnh, được thí nghiệm tiếp địa thông qua các chuyên gia về an toàn điện. Dụng cụ là máy đo Teromet chuyên dùng.
- Sau khi hệ thống được đấu nối hoàn thiện sẽ được đóng điện bằng nguồn điện của trạm theo thiết kế hoặc bằng nguồn máy phát và kiểm tra độ rọi bằng Luxmeter. Trước khi đấu nối với nguồn điện thì nhà thầu sẽ phải phối hợp với chủ đầu tư làm việc với đơn vị điện lực địa phương trong việc xin phép cấp điểm đấu nguồn cao thế, hạ thế. Việc đấu nguồn sẽ chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của đơn vị điện lực thông qua bản hợp đồng kinh tế được ký giữa hai bên.
- Khi đóng điện phải thực hiện trình tự theo các bước sau :
+ Đóng điện không tải để kiểm tra các thông số kỹ thuật của trạm biến áp, tủ điện, đảm bảo an toàn thì mới cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng.
+ Tại tủ điều khiển chiếu sáng, đóng điện Aptomát tổng kiểm tra điện áp nguồn từng pha bằng vôn kế.
+ Rút toàn bộ cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới. Đóng chế độ bằng tay, đồng hồ để khi kiểm tra kỹ thuật của chuyển mạch, khởi động từ.
+ Lắp cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới, đóng từng pha một. Đóng pha nào kiểm tra pha ấy và kiểm tra xem có hiện tượng chạm chập cáp nguồn không (Bằng cách dùng đồng hồ Vôn kế hoặc bút thủ điện kiểm tra pha bên cạnh có điện không). Đảm bảo cáp cấp nguồn ra lưới an toàn mới đóng đủ 3 pha ra nguồn.
- Kiểm tra điện áp nguồn, dòng điện từng pha khi có tải bằng Vôn kế, Ampe kìm.
- Đóng điện kiểm tra chế độ tự động từ tủ điều khiển xem thời gian đóng cắt, chế độ lập trình theo điều kiện ánh sáng hiện có.
- Hệ thống đèn chiếu sáng trước khi đưa vào sử dụng phải được xông điện kiểm tra, vận hành thử. Tuy nhiên việc điều chỉnh tâm đèn chiếu sáng dưới đất theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ mang tính tạm thời do đèn khi được lắp đặt trên cao cường độ ánh sáng và độ rọi còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng mặt đường, độ che phủ của cây xanh. Vì vậy sau khi lắp đèn Nhà thầu có trách nhiệm xông điện thử và đo đạc các thông số chiếu sáng, nếu thấy có thông số bất hợp lý sẽ xin ý kiến của Chủ đầu tư và TVGS điều chỉnh tâm sáng bằng cách điều chỉnh rãnh chạy của đui đèn. Công việc này cũng thực hiện tương tự nếu có yêu cầu thay tâm chiếu sáng của Chủ đầu tư.
- Sau khi công tác thi công hoàn thiện Nhà thầu tiến hành nghiệm thu hoàn tất các thủ tục với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, và đăng ký với Điện lực địa phương, các cơ quan liên quan tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

4. Hoàn thiện công trình

- Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống điện chiếu sáng. Phải hoàn trả mặt bằng theo hiện trạng ban đầu, đúng theo quy phạm ngành giao thông. Do hố móng cột, móng tủ và rãnh tiếp địa được đào trên vỉa hè nên sau khi thi công xong cần phải thực hiện hoàn trả đảm bảo như hiện trạng ban đầu.
- Công trình thi công theo hình thức cuốn chiếu theo từng tuyến phố từng trạm và đưa vào vận hành ngay. PhảI đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lưới đèn và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong hồ sơ thiết kế . Việc nghiệm thu khối lượng và kỹ thuật phải được tiền hành  ngay sau khi hết tuyến phố và từng trạm.Các công việc của khâu này là :
+ Đóng điện không tải để kiểm tra các thông số kỹ thuật của tủ điện, đảm bảo an toàn thì mới cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng.
+ Tại tủ điều khiển chiếu sáng, đóng điện Aptomát tổng kiểm tra điện áp nguồn từng pha bằng vôn kế.
+ Rút toàn bộ cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới. Đóng chế độ bằng tay, đồng hồ để khi kiểm tra kỹ thuật của chuyển mạch, khởi động từ.
- Đóng Aptomát của cáp cấp nguồn ra lưới, đóng từng pha một. Đóng pha nào kiểm tra pha ấy và kiểm tra xem có hiện tượng chậm chập cáp nguồn không (Bằng cách dùng đồng hồ Vôn kế hoặc bút thủ điện kiểm tra pha bên cạnh có điện không). Đảm bảo cáp cấp nguồn ra lưới an toàn mới đóng đủ 3 pha ra nguồn.
- Kiểm tra điện áp nguồn, dòng điện từng pha khi có tải bằng Vôn kế, Ampe kìm.
- Hệ thống đèn chiếu sáng trước khi đưa ra lắp dựng phải được xông điện kiểm tra thử. Tuy nhiên việc điều chỉnh tâm đèn chiếu sáng dưới đất theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ mang tính tạm thời do đèn khi được lắp đặt trên cao cường độ ánh sáng và độ rọi còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng mặt đường, độ che phủ của cây xanh. Vì vậy sau khi lắp đèn Nhà thầu có trách nhiệm xông điện thử và đo đạc các thông số chiếu sáng, nếu thấy có thông số bất hợp lý sẽ xin ý kiến của Chủ đầu tư và TVGS điều chỉnh tâm sáng bằng cách điều chỉnh rãnh chạy của đui đèn. Công việc này cũng thực hiện tương tự nếu có yêu cầu thay tâm chiếu sáng của Chủ đầu tư.
- Sau khi công tác thi công hoàn thành công trình  Nhà thầu tiến hành nghiệm thu hoàn tất các thủ tục và kiểm tra nghiệm thu lại lần cuối trên cơ sở các biên bản nghiệm thu đã kỹ với từng trạm với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Nếu không con gì vướng mắc  đề nghị Ban quản lý dự án Cho nghiệm thu hoàn thành xây lắp toàn bộ công trình và nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN ACT HƯNG PHÁT
Trụ sở chính: Thôn Dục Nội - Xã Việt hùng - Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội
Mã số thuế: 0109652211
Hotlin/Zalo: 0868.146.135
Act Hưng Phát trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng tới hoạt động kinh doanh của chúng tôi, rất mong nhận được nhiều hơn nữa phản hồi và ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn./.
Chia sẻ:chia sẻ
0868146135