Tùy vào đặc điểm yêu cầu kỹ thuật của trạm và vị trí lắp đặt mà người ta có thể xây dựng thêm một số các bước liên quan để xây dựng 1 trạm biến áp. Nhìn chung để xây dựng 1 trạm biến áp an toàn, chất lượng thì phải trải qua 5 bước cơ bản sau đây:
1. Xây dựng móng, bệ đỡ trung thế, trụ đỡ trạm biến áp, tủ hạ thế
- Tiến hành xác định vị trí móng, giác móng, đào móng (Theo TCVN 4447 : 1987 về công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu
- Đất đào từ móng lên phải đổ cách miệng hố từ 0.5 - 1m chiều cao đống đất phù hợp với từng loại đất. Phần đống đất phía móng phải được lèn chặt không cho đất lăn xuống trong khi thi công gây mất an toàn cho người thi công.
- Mặt bằng đáy móng phải được dọn sạch giữ khô.
-Hình dáng, kích thước đáy móng, hố móng đúng theo bản vẽ móng được phê duyệt.
Tham khảo thêm
=>> Đầu cos Bán Chạy
=>> Đầu cáp 3M Tìm kiếm nhiều
=>> Biện pháp xây dựng trạm biến áp New
=>> Báo giá xây dựng trạm biến áp Hot
1.1 Xây móng, tường gạch
- Gạch đưa vào xây đảm bảo gạch sạch không dính tạp chất, đủ cường độ theo tiêu chuẩn thiết kế.
- Vữa xây được trộn theo cấp phối của tổng hạng mục thiết kế, đảm bảo cát sạch, nước trong không có tạp chất.
1.2 Công tác ván khuôn
- Ván khuôn phục vụ cho công tác thi công phần móng của công trình là cốp pha được làm bằng gỗ
- Ván khuôn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
+ Đủ kích thước khối lượng theo thiết kế cho từng loại móng.
+ Đảm bảo độ kín không mất nước xi măng trong khi đầm.
+ Đảm bảo độ chắc chắn không bị biến dạng khi sử dụng nhiều lần.
+ Không dính bê tông lên bề mặt khi tháo dỡ.
- Lắp đặt ván khuôn: Ván khuôn được lắp đặt phẳng, vuông, chắc chắn kín khít tại các đường biên giữa các vách với nhau
1.3 Cấp phối bê tông
- Do đặc thù của công trình, bê tông có nhiều loại mác khác nhau, khối lượng thi công bê tông tại chỗ không lớn lắm, có thể cho phép sử dụng bảng tính sẵn cấp phối bê tông. Việc chọn và trộn cấp phối bê tông theo từng hạng mục phù hợp với thiết kế.
1.4 Vận chuyển và đổ bê tông
- (Căn cứ TCVN và TCVNXD về kết cấu bê tông và cốt thép) Sau khi bê tông đã được trộn đảm bảo độ dẻo thiết kế sẽ được chuyển thẳng tới vị trí đổ bằng thủ công. Đổ bê tông phải đảm bảo chiều cao rơi tự do của vữa bê tông không >1,5m để tránh bê tông không bị phân tầng.
- Bê tông móng cột được đổ thành từng lớp, các lớp không cao quá 30cm khi đầm sọc bằng tay; khi đầm bằng đầm rung thì lớp đổ không quá 50cm. Các lớp được chồng lên nhau nhưng không để lớp trước bắt đầu đông cứng. Công việc đổ bê tông phải tránh không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí kích thước ván khuôn và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
- Đầm bê tông bằng đầm dùi đường kính chày D35, dài 4m, đầm bàn chạy điện công suất 1,5kW. Việc đầm bê tông được thực hiện với chiều dày từng lớp ≤300mm.
- Khi đầm lớp sau cần đưa dùi đầm sâu vào lớp trước 100mm. Đầm chặt kỹ xung quanh cốt thép và các góc của cốp pha, không để đầm chạm vào cốt thép. Công tác đầm bê tông phải xong trước khi xi măng bắt đầu đông kết.
- Đầm đến khi vữa xi măng nổi lên và các bọt khí trên bề mặt bê tông đã thoát hết thì mới ngừng để trách hiện tượng phân tầng
1.5 Bảo dưỡng bê tông móng trạm
- Sau khi đổ bê tông móng, bê tông được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông
- Nước dùng để bảo dưỡng bê tông là nước sạch, không có tính ăn mòn bê tông. Trong suốt thời kỳ bảo dưỡng, không được có các tác dụng cơ học lên khối bê tông đã đúc
- Bê tông đổ xong sau thời gian 24h để cho se cứng lại, phủ lên trên một lớp bao tải hoặc bao xi măng, rơm rạ hoặc cát, hoặc mùn cưa và tưới nước giữ ẩm cho bê tông đủ nước đông kết
- Trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như: Rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại khác
1.6 Công tác tháo dỡ ván khuôn trạm biến áp
- Chỉ được tháo dỡ cốp pha tối thiểu sau 48h kể từ khi móng được đúc hoàn chỉnh
- Trong quá trình tháo dỡ cốp pha, tháo các thanh chống trước sau đó mới tháo các ván khuôn
Lưu ý: khi tháo dỡ cốp pha phải nhẹ nhàng, chống mọi va đập cơ học vào bề mặt bê tông làm ảnh hưởng đén chất lượng bê tông của móng
- Sau khi xây dựng phần thô xong, tiến hành trát, hoàn thiện theo tiêu chuẩn XDVN và tiêu chuẩn ngành
2. Lắp đặt trụ đỡ máy biến áp, máy biến áp 35(22)/0,4kV
- Trụ đỡ máy biến áp, máy biến áp, tủ điện và phụ kiện kèm theo được vận chuyển bằng xe tải gắn cẩu tự hành tới vị trí đặt trạm.
- Trụ đỡ máy biến áp, máy biến áp được chuyển tới và dùng cẩu, xe đẩy có bánh chuyên dụng, rùa hoặc con lăn để di chuyển vào vị trí bệ máy biến áp. Khi đã đưa máy vào vị trí sẽ dùng bulông bắt chặt vào bệ máy biến áp. Các giai đoạn lắp đặt và kiểm tra trụ đỡ máy biến áp, máy biến áp như hình minh họa dưới đây
3. Lắp đặt tủ trung thế, kéo dải đấu nối cáp nội bộ và các thiết bị đi kèm
- Trước khi lắp đặt cần khảo sát mặt bằng lắp đặt để có thể đưa tủ vào vị trí thích hợp đảm bảo an toàn, chắc chắn, thuận tiện cho quá trình vận hành, thao tác đóng cắt
- Dỡ hòm thiết bị, đối chiếu với danh mục thiết bị để kiểm tra số lượng vật tư, vật liệu và phụ kiện xem có đầy đủ và đúng quy cách như trong thiết kế hay không
- Vận chuyển tới vị trí lắp đặt và dùng cẩu, xe đẩy có bánh chuyên dụng hoặc con lăn, dùng đòn bẩy chuyển vào vị trí lắp đặt. Sau khi đã đưa máy vào vị trí sẽ dùng bulông bắt chặt vào bệ tủ
- Tiến hành đo cáp, tính toán và cắt bỏ đi đoạn cáp thừa (Cáp thừa được cắt theo đúng quy cách yêu cầu để hạn chế thất thoát chi phí vật liệu của chủ đầu tư), tiến hành bóc đầu cáp, vệ sinh đầu cáp, ép đầu cốt, làm đầu cáp, sau đó bắt cáp vào các má bắt cáp, bắt các cáp tiếp địa cho tủ
- Sau khi kết thúc quá trình lắp đặt sẽ kiểm tra các thiết bị tủ cả thiết bị động lực và thiết bị điều khiển, tiến hành đóng cắt thử vài lần đảm bảo các thiết bị vận hành tốt. Sau đó thu dọn đồ đạc kết thúc quá trình lắp đặt
- Các công nhân thao tác được thực hiện bởi các công nhân có tay nghề và có chứng chỉ nghề phù hợp với công việc
4. Lắp đặt tủ hạ thể, tủ tụ bù và các phụ kiện đi kèm
- Trước khi lắp đặt cần khảo sát mặt bằng lắp đặt để có thể đưa tủ vào vị trí thích hợp đảm bảo an toàn, chắc chắn, thuận tiện cho quá trình vận hành, thao tác đóng cắt
- Dỡ hòm thiết bị, kiểm tra số lượng vật tư, vật liệu xem có đầy đủ và đúng quy cách như trong bản thiết kế hay không
- Vận chuyển tới vị trí lắp đặt. Tùy kích thước và trọng lượng của từng tủ, ta có thể dùng cẩu, xe đẩy có bánh chuyên dụng, rùa hoặc con lăn để đưa vào vị trí lắp đặt. Sau khi đã đưa tủ điện vào vị trí sẽ dùng bulông bắt chặt vào bệ tủ.
- Tiến hành đo cáp, tính toán và cắt bỏ đi đoạn cáp thừa (Cáp thừa được cắt theo đúng quy cách yêu cầu để hạn chế thất thoát chi phí vật liệu của chủ đầu tư), tiến hành bóc đầu cáp, vệ sinh đầu cáp, ép đầu cốt, làm đầu cáp, sau đó bắt cáp vào các má bắt cáp, bắt các cáp tiếp địa cho tủ
- Sau khi kết thúc quá trình lắp đặt sẽ kiểm tra các thiết bị tủ cả thiết bị động lực và thiết bị điều khiển, tiến hành đóng cắt thử vài lần đảm bảo các thiết bị vận hành tốt. Sau đó thu dọn đồ đạc kết thúc quá trình lắp đặt
- Các công nhân thao tác được thực hiện bởi các công nhân có tay nghề và có chứng chỉ nghề phù hợp với công việc
5. Lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét đảm bảo an toàn cho trạm biến áp
- Hệ thống tiếp địa chống sét được lắp đặt theo Bản vẽ thi công, dưới sự giám sát của chủ đầu tư và tư vấn giám sát độc lập. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như yêu cầu của nhà thầu tư vấn thiết kế và chủ đầu tư. Sau khi đo điện trở phải đảm bảo theo đúng thiết kế. Nếu chưa đảm bảo để nghị CĐT và TVTK, TVGS bổ xung cọc cho hệ thống tiếp địa
Công ty Cổ phần Act Hưng Phát
Trụ sở chính: Thôn Dục Nội, Xã Việt hùng, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
Mã số thuế: 0109652211
Hotline/Zalo: 0868.146.135
Email: Acthungphat@gmail.com
Act Hưng Phát trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm tới hoạt động kinh doanh của chúng tôi, rất mong nhận được phản hồi và ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn./.