Quy trình quản lý chất lượng thi công công trình trạm biến áp

Việc quản lý chất lượng trong quá trình thi công là vô cùng quan trọng, vì vậy Act Hưng Phát xin giới thiệu tới Quý độc giả biện pháp quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công có thể áp dụng vào trong các công trình xây dựng cảu mình

Nội dung chính trong bài (Ẩn)
Trong quá trình xây lắp các công trình, chất lượng công tác xây lắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Con người, việc thực hiện đúng các yêu cầu của thiết kế kỹ thuật, việc tổ chức, kế hoạch cung ứng vật tư, việc đảm bảo đúng quy trình thi công và quan hệ các bên v.v...
Trong phần biện pháp thi công, công tác đảm bảo chất lượng công trình đã được nêu chi tiết cho từng hạng mục, công việc cụ thể. Ngoài ra, trong suốt quá trình thi công để đảm bảo chất lượng công trình cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

1. Thử nghiệm vật liệu, cấp phối bê tông

Công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng, cấp phối bê tông được thực hiện bởi Trung tâm Thí nghiệm VLXD có đủ tư cách pháp nhân.
Phiếu thử nghiệm đã được trình và có sự đồng ý của Chủ đầu tư.
Tham khảo thêm

2. Thiết bị máy móc sử dụng trong công trình

Sử dụng thiết bị thi công chuyên dụng, phù hợp với công việc.
Các thiết bị, xe, máy thi công sẽ được duy tu bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ (bởi các cơ quan chức năng).
Việc kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên cho các loại thiết bị, xe máy tại công trường chỉ được thực hiện bởi các thợ máy bậc cao.
Chỉ những thiết bị, xe, máy đạt yêu cầu về kỹ thuật, vận hành mới đưa vào sử dụng cho công trình.
Không sử dụng các thiết bị không an toàn, không đảm bảo chất lượng thi công.
Phải có nhật trình kiểm tra, bảo dưỡng.

3. Nhân sự tham gia thi công

Sử dụng cán bộ, kỹ sư có kinh nghiệm trong tổ chức thi công.
Sử dụng đội ngũ công nhân lành nghề, các tổ đội chuyên môn hoá cao.
Bố trí cán bộ giám sát có trách nhiệm, trung thực, am hiểu sâu sắc về chuyên môn và thường xuyên giám sát tại hiện trường.
Bố trí tổ đội thi công có tay nghề phù hợp.
Bố trí nhân lực hợp lý, sử dụng đúng người đúng việc.
Công nhân tham gia xây lắp công trình được huấn luyện thành thạo công việc và được đào tạo nâng cao tay nghề thường xuyên.

4. Tổ chức hiện trường

Bố trí mặt bằng hợp lý, khoa học.
Tổng mặt bằng công trường đảm bảo việc tổ chức hợp lý nhất các quá trình sản xuất và vận chuyển trên công trường ứng với trình tự sản xuất trong một không gian và thời gian nhất định.
Phân khu, khoanh vùng, bố trí giao thông, điện nước, thuận tiện thi công.
Có sơ đồ đường giao thông vận chuyển, cung cấp điện nước hợp lý.
Bảo vệ tốt môi sinh, môi trường xung quanh công trường đang xây dựng.

5. Quan hệ với các bên hữu quan, đền bù phục vụ thi công

Thường xuyên liên lạc, phối hợp với các đơn vị giám sát, tư vấn, thiết kế... thống nhất xử lý phát sinh kịp thời.
Đảm bảo tốt an ninh trật tự trong suốt quá trình thi công
Quan hệ tốt với người dân địa phương.
- Phần đền bù đất vĩnh viễn, đền bù giải phóng mặt bằng công trình do chủ đầu tư (bên A) đảm nhiệm.
- Phần đền bù đất mượn tạm thi công (Không phải đền bù, chỉ làm việc với đơn vị quản lý vận hành để mượn đường tạm trong khuôn viên trạm để phục vụ thi công).

6. Quản lý, kiểm tra chất lượng thi công và nghiệm thu công trình

Lập sổ nhật ký công trình, sổ ghi nhớ hàng ngày, yêu cầu lập sổ thường xuyên, hàng ngày sau mỗi ca đều có sự thống nhất của cán bộ giám sát bên A cùng với chữ ký xác nhận. Vạch và lập kế hoạch báo cáo ngày, tuần, tháng.
Ban chỉ huy công trường phải có trách nhiệm điều độ, kiểm tra và điều chỉnh tiến độ thi công hàng ngày. Phát hiện những khó khăn, trở ngại và điều chỉnh kịp thời.
Kiên quyết xử lý các sai phạm. Mọi sự thay đổi ở hiện trường đều có sự thống nhất của nhà thiết kế và đại diện chủ đầu tư.
Kiểm tra kỹ lưỡng mọi vật liệu, thiết bị. Có báo cáo giao nhận cụ thể.
Có kế hoạch chi tiết quản lý chất lượng và các thủ tục, các phương pháp lấy mẫu và thí nghiệm, lưu trữ các mẫu vật, kiểm tra và bàn giao, các chứng nhận về vật liệu, thiết bị, thống nhất Chỉ huy công trường để thực hiện.
Lập tiến độ thi công chi tiết (kế hoạch tác nghiệp). Đây là tài liệu cơ bản để trực tiếp chỉ đạo thi công hiện trường, nội dung cụ thể, chi tiết, đi sâu vào từng loại  hình công việc trong từng hạng mục cho từng ngày.
Có biện pháp thi công, trình tự thi công, tuân thủ đến từng chi tiết nhỏ của mỗi công đoạn thi công hoặc lắp ráp, các yêu cầu kỹ thuật và các quy phạm ban hành. Thực hiện tốt việc kiểm soát chất lượng, kiểm tra và bàn giao.
Tổ chức và bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân về các chỉ dẫn kỹ thuật, quy trình, quy phạm và định mức thi công để đào tạo cán bộ thanh tra chất lượng.
Việc kiểm tra chất lượng thi công phải được tiến hành trong suốt quá trình xây lắp do cán bộ của đơn vị đảm nhiệm. Bộ phận thanh tra kỹ thuật có các chân rết là các kỹ sư có kinh nghiệm và thông qua đào tạo đánh giá chất lượng nội bộ. Thanh tra chất lượng nội bộ đề ra biện pháp phòng ngừa việc làm giảm chất lượng thi công; tiến hành kiểm tra chất lượng công tác thi công theo quy phạm; đảm bảo việc thi công theo đúng quy trình và đánh giá chất lượng thông qua kiẻm tra và thí nghiệm. Tổ chức kiểm tra vật liệu và các cấu kiện bán thành phẩm tại Nhà máy, Xí nghiệp cung cấp; đề ra các biện pháp xử lý các sản phẩm kém chất đồng thới theo dõi việc sửa chữa các sản phẩm đó. Tham gia kiểm tra và nghiệm thu, kiểm tra việc bảo quản nguyên vật liệu.
Công việc kiểm tra chất lượng thi công có thể được tiến hành vào bất cứ thời gian nào và yêu cầu phải sửa chữa những hư hỏng để nâng cao chất lượng công trình.
Trong trường hợp quy trình thi công bị vi phạm nghiêm trọng hoặc làm sai so với thiết kế, có ảnh hưởng đến độ bền vững và ổn định của công trình thì thanh tra kỹ thuật có quyền đình chỉ thi công đến khi những sai sót được khắc phục.
Các hoạt động thanh tra kỹ thuật cần được phối hợp với giám sát kỹ thuật của Chủ đầu tư.
Mọi hoạt động kiểm tra chất lượng cho từng công tác đã được trình bày trong phần biện pháp thi công, ở đây chỉ đề cập và nhấn mạnh một số vấn đề:
a) Công tác đắp đất, kiểm tra tiếp địa:
Trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra chất lượng đất đắp; sau khi kết thúc mọi giai đoạn thi công phải tiến hành kiểm tra kỹ thuật sau đó mới được thi công đắp tiếp.
 Nội dung kiểm tra khối lượng đắp bao gồm:
- Kiểm tra chất lượng và độ chặt của nền móng.
- Kiểm tra chất lượng của nguồn đất dùng đắp.
- Kiểm tra quy trình và kỹ thuật tổ chức thi công.
- Kiểm tra độ chặt đầm nén trong từng lớp đất.
Cán bộ giám sát kỹ thuật thi công phải viết nhật ký theo dõi tất cả mọi việc, ghi rõ kết quả thí nghiệm đất ở hiện trường và trong phòng thí nghiệm trước khi đắp và trong quá trình đắp. Độ ẩm của đất phải được xác định trước khi đắp và độ chặt của đất phải xác định sau khi đầm nén.
b) Kiểm tra chất lượng cốp pha:
Cốp pha được chế tạo trong xưởng gia công cốp pha theo một dây chuyền sản xuất từ vật liệu thô đến thành phẩm. Sau khi được sản xuất ra, tiển hành kiểm tra kích thước và chất lượng theo quy phạm rồi mới chở đến công trường để sử dụng. Trường hợp chưa sử dụng ngay thì phải tổ chức bảo quản cốp pha cẩn thận để tránh các ảnh hưởng bên ngoài làm cốp 
pha bị cong, vênh, hở...Việc bốc xếp và vận chuyển cốp pha phải nhẹ nhàng, tránh mọi va đập làm cho cốp pha bị biến dạng và phải xếp theo số hiệu, trình tự thời gian sử dụng.
c) Kiểm tra chất lượng cốt thép trong bê tông:
Cốt thép buộc, hàn xong phải được kiểm tra chất lượng. Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Thép nhập vào.
- Các mối buộc hoặc hàn.
- Các kết cấu cốt thép (vạch mức, cắt, uốn, kích thước khung cột thép).
- Lắp các kết cấu cột thép vào vị ttrí đổ bê tông (quan sát vị trí, lấy mẫu kiểm tra, chất lượng mối hàn...).
d) Kiểm tra chất lượng bê tông:
Để đảm bảo chất lượng bê tông phải tiến hành kiểm tra chất lượng của bê tông từ khâu chuẩn bị vật liệu, sản xuất bê tông, vận chuyển, đổ và bảo dưỡng bê tông.
- Cốt liệu bê tông: Cần kiểm tra cường độ chịu lực, cấp phối, tỷ lệ tạp chất và độ ẩm. Đối với xi măng cần kiểm tra số hiệu, việc tổ chức bảo quản, cân đo xi măng.
- Trong khâu sản xuất bê tông: Cần kiểm tra độ chính xác của các dụng cụ cân đong, độ sụt của bê tông và đúc mẫu kiểm tra cường độ.
- Trong khi vận chuyển và đổ bê tông: Cần kiểm tra chất lượng của bê tông đổ vào khối, chế độ bảo dưỡng bê tông. Sau khi tháo cốp pha cần kiểm tra bề mặt khối bê tông. Dùng máy bê tông siêu âm để phát hiện những chỗ xốp, rỗ trong bê tông.
Kết quả kiểm tra phải ghi thành biên bản và ghi vào nhật ký công trình. Những chỗ hư hỏng chất lượng kém phải được sửa chữa kịp thời.
e) Kiểm tra chất lượng lắp dựng trụ thiết bị, giá đỡ cáp.
Kiểm tra các chi tiết thanh trụ, bu lông tránh không để xước lớp mạ kẽm.
Kiểm tra mối nối chồng, các chi tiết lắp ghép, độ chặt khi lắp ghép bằng bu lông đảm bảo theo đúng thiết kế.
Kiểm tra độ thẳng đứng, độ thăng bằng của đầu trụ theo mọi hướng, của các đầu trụ với nhau trong một kết cấu và các trụ của các pha với nhau bằng máy ngắm và nivô.
f) Kiểm tra lắp đặt thiết bị, đấu nối:
Kiểm tra vệ sinh rãnh cáp, bề mặt cáp, các bộ đầu cáp, collie ôm cáp, các liên kết bu lông sau khi lắp đặt, tiếp địa vỏ cáp.
Các vị trí bịt rãnh cáp, đáy tủ.
*. Lắp đặt máy biến áp:
Khi máy được vận chuyển đến vị trí chúng tôi phối hợp với đơn vị vận chuyển để lắp đặt thân máy. Tiến hành kiểm tra toàn bộ các phụ kiện của máy biến áp. Xác nhận tình trạng bên ngoài máy.
Sau khi máy biến áp đã được đặt trên bệ móng, chúng tôi sẽ kiểm tra lại cao độ của móng máy biến áp.
Kiểm tra áp suất khí Ni tơ dư trong máy phải luôn lớn hơn 0.
Kiểm tra số lượng dầu MBA không ít hơn số lượng ghi trong tài liệu của máy. Lấy mẫu dầu thí nghiệm cách điện và hàm lượng nước.
Kiểm tra bên trong ruột máy: Nếu có yêu cầu của chủ đầu tư và được nhà chế tạo chấp thuận, chúng tôi cũng tiến hành mở nắp kiểm tra bên trong ruột máy biến áp. Mọi hạng mục kiểm tra trên đều được lập biên bản ghi nhận tình trạng máy trước lúc lắp đặt.
Lọc dầu, kiểm tra độ cách điện của dầu trước khi lọc.
Thử độ kín của máy: Phương pháp thử đơn giản nhất bằng cách gắn một ống bằng thuỷ tinh hình phễu cao khoảng 0,6m trên điểm cao nhất của máy (bình dầu phụ). Nạp dầu vào máy biến đến khi dầu tới vạch dấu trên ống thuỷ tinh (0,5m tính từ đỉnh bình dầu phụ), theo dõi mức dầu trong 3 giờ nếu không tụt trên thân máy không có các vết rỉ dầu là máy kín, rút dầu tới mức quy định, lắp bình thở cillicagel. Phương pháp thử bằng áp lực khí ni tơ: Tháo bình thở của MBA, nạp khí Nitơ vào bình dầu phụ cho tới khi áp lực khí đặt 0,3kg/cm2 khoá van nạp và ngừng nạp khí. Theo dõi áp lực trong 3 giờ, kiểm tra phát hiện dầu rò rỉ trên các mối ghép nối bằng nước xà phòng và tìm nguyên nhân để sử lý. Trong suốt quá trình thử nếu không có điểm rò rỉ dầu và áp lực khí không giảm thì kết luận là máy kín.
*. Lắp đặt các dãy tủ trung thế, tủ điều khiển:
Kiểm tra thứ tự, vị trí lắp đặt theo thiết kế, độ thẳng đứng sau lắp đặt, liên kết giữa các tủ, liên kết thanh cái, hệ thống nối đất.

7. Nghiệm thu công trình

Nghiệm thu từng hạng mục công trình để đồng ý chuyển bước thi công là giai đoạn quan trọng trong xây lắp. Ban nghiệm thu gồm đại diện bên Chủ đầu tư, Đơn vị thi công, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế. Nội dung nghiệm thu gồm kích thước hình học của đối tượng nghiệm thu và chất lượng thi công. Tài liệu nghiệm thu do Đơn vị thi công chuẩn bị gồm: Bản vẽ thi công, nhật ký công trình, biên bản nghiệm thu chi tiết hạng mục công việc trước đó, phiếu thí nghiệm cường độ vật liệu. Tất cả các tài liệu này sẽ được đưa vào hồ sơ lưu trữ công trình.
Có biên bản nghiệm thu từng phần và biên bản nghiệm thu khi bàn giao công trình có chữ ký của 4 bên đại diện (đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thiết kế, chủ đầu tư). Ngoài ra bản nghiệm thu này tuân thủ theo đúng điều lệ quản lý chất lượng công trình TCVN.
Sau khi hoàn thành từng phần công việc phải tiến hành ngay việc lập hồ sơ hoàn công.
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Act Hưng Phát
Trụ sở chính: Thôn Dục Nội, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Thành phố hà Nội
Mã số thuế: 0109652211
Hotline/Zalo: 0868.146.135
Email: Acthungphat@gmail.com
Act Hưng Phát trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm tới hoạt động kinh doanh cảu chúng tôi, rất mong nhận được phản hồi và ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn./.
Chia sẻ:chia sẻ
0868146135